Thổ phục linh có tác dụng gì?

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa bệnh khá nổi tiếng trong Y học Cổ truyền Trung Quốc. Loại thảo dược đặc biệt được dung đến để chữa các bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da,… Vậy thổ phục linh là gì? Thổ phục linh có tác dụng gì? Công dụng của thổ phục linh trong việc chữa bệnh? Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này hãy cùng gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

THỔ PHỤC LINH LÀ GÌ ?

Để tìm hiểu dược liệu thổ phục linh có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về những mô tả đặc điểm của dược liệu thổ phục linh.

  • Thổ phục linh hay còn gọi với rất nhiều tên gọi khác như: cây khúc khắc, cậm cù, sơn trư phấn, dây chắt, kim cang, hồng thổ linh, tơ pơt (cách gọi theo dân tộc Kho)
  • Thổ phục linh có vị hơi ngọt nhạt, hơi chát, có tính bình nên được quy  vào 2 kinh Can và Vị
  • Tên khoa học: Smilax galbra Roxb
  • Thuộc họ Kim cang ( danh pháp Khoa học: Smilaccaceae )
  • Dược liệu này khá phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về xương khớp của Y học Trung Quốc cũng như là Y học cổ truyền Đông Nam Á

Hình ảnh thổ phục linh

Thổ-phục-linh-có-tác-dụng-gì.jpg
Hình ảnh thổ phục linh

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỔ PHỤC LINH

Thổ phục linh là cây dây leo sống lâu năm, thông thường các cây có dài 4-5m, có những cây dài tới những 10m, có nhiều cành, mảnh, thân mềm nhẵn bóng, không xuất hiện lông tơ hay gai nhiền.
Lá của cây thường có hình bầu dục thuôn, đầu nhọn và dài khoảng 6-12cm, rộng tầm 1-5cm. Màu sắc của lá có lẽ là điểm nhấn khá nổi bật. Phía trên bề mặt của lá có màu xanh tươi, còn phía dưới lá lại có lớp phấn phủ bao quanh.
Hoa của cây vào mùa hè khoảng tháng 5-6 thì hoa có màu hồng, nở rộ và xếp thành từng cụm, từng tầng, các hoa đực và cái mọc so le nhau. Có những hoa còn xuất hiện nhiều chấm đỏ khá bắt mắt.
Quả mọng hình tròn hay hình cầu, gần như là có 3 cạnh và có 3 hạt, kích thước như trái nho. Mỗi quả có đường kính trung bình là 7mm-10mm. Mọc thành chùm và mỗi chùm có từ 5 tới 10 quả, khi non có màu xanh, tới gia đoạn chin thì có sự chuyển màu từ màu đỏ sang màu đen.
Rễ của cây Thổ phục linh có hình dáng dẹt, có chiều dài từ 5-22cm. Sự phát triển giữa các rễ là không đồng đều với nhau, các cánh rễ dài ngắn đan xen nhau. Màu rễ có màu vàng nâu hoặc màu tro. Các nhánh rễ thường có vân và không được bằng phẳng lồi lõm tùy vào từng vị trí. đặc biệt là bên trong rễ thường có màu trắng, có dạng bột và vị ngọt.

BỘ PHẬN DÙNG

Người ta thường dùng phần  thân rễ của cây phục linh để làm dược liệu, một số người gọi là củ hoặc củ Thổ phục linh

PHÂN BỐ

  • Tại các nước Châu àthì những nơi ưa chuộng chữa bệnh bằng phương pháp sử dụng các loại thảo mộc thì có Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan. Bên cạnh đó, loài cây quý hiếm này còn phân bố nhiều tại các nước nhiệt đới, nhiệt độ tương đối cao như Thái Lan, hay Campuchia Lào
  • Thổ phục linh được trồng nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Cây mọc khắp 3 miền và trải dọc theo chiều dài lãnh thổ. Cây thổ phục linh chủ yếu mọc ở thung lũng, vùng đồi núi, ăn leo trên các cây lớn và rừng thưa. Phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và đến các tỉnh Tây Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Người dân sẽ thu hái rễ quanh năm và để đạt được dược tính tốt nhất thì sẽ thu hái vào mùa hè mỗi năm
Dược liệu thổ phục linh sau khi thu hoạch về rửa sạch, cắt hết các rễ con và được sơ chế theo cách như:
  • Để nguyên và đem phơi hoặc sấy khô cả củ
  • Ngâm nước nóng trong vài phút và thái lát, phơi khô
  • Ủ khoảng 3 ngày cho củ mử rồi sau đó thái lát mỏng, đem phơi ngoài nắng hoặc sấy khô.
Thổ phục linh trị bệnh gì?
Thổ phục linh trị bệnh gì?

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Đối với Thổ phục linh thì thành phần hóa học có trong các bộ phận là khác nhau, lá và ngọn non, thân rễ dùng làm dược liệu.

Lá và ngọn non:

    • Nước – 83,3%
    • Protein – 2,4%
    • Glucid – 8,9%
    • Xơ – 2,2%
    • Tro – 1,2%
    • Caroten – 1,6%
    • Vitamin C – 18%
  • Trong thân rễ có chứa
  • Trong thân rễ có chứa tinh bột, Sitosterol, Stigmasterol, Smilax saponin, Tigogenin, β-sitosterol, Tannin, Chất nhựa và tinh dầu

THỔ PHỤC LINH CÓ TÁC DỤNG  GÌ?

Trong Tây Y cũng như Đông y thì Thổ phục linh có công dụng chữa bệnh đáng kể, đã được các nhà khoa học công nhận. Ngoài những công dụng như giải độc, khử phong thì phổ phục linh còn có tác dụng trừ thấp, làm mạch gân xương… Đặc biệt  trị các bệnh đau nhức xương khớp, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, lở ngứa, mụn nhọt, đau bụng kinh, giang mai,…

NHỮNG BÀI THUỐC TỪ THỔ PHỤC LINH

Cao thổ phục linh trị bệnh gì?

 

Trị rôm sảy

  • Chuẩn bị: 30gram Thổ phục linh. Sau đó đem sắc lấy nước đặc, bôi vào chỗ nổi rôm  ngày 3 – 5 lần. Ngoài ra có thể kết hợp dùng nước thuốc pha loãng để tắm thêm nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Thổ phục linh cải thiện chức năng của dạ dày

  • Lấy 10- 12gram Thổ phục linh đem sắc uống hoặc cô đặc thành cao đặc để dùng dần.

Giải độc, bồi bổ cơ thể

  • Chuẩn bị: 80gram Thổ phục linh, 160gram thịt lợn, 20gram sinh địa và 1 miếng trần bì nhỏ
  • Cách dùng: Lấy thịt heo cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem hầm với các vị thuốc trong 2 giữa nêm thêm chút muối rồi ăn khi còn nóng.

Chữa đi tiểu ra máu:

  • Lấy dược liệu thổ phục linh và rễ chè mỗi loại dược liệu 20g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước đặc, quậy thêm một ít đường vào là có thể uống

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THỔ PHỤC LINH CHỮA BỆNH

  • Chống chỉ định đối với những bệnh nhân dị ứng một trong số các thành phần trong dược liệu này.
  • Những người có thể Can thận âm hư, tỳ vị hư hàn
  • Những đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người hen suyễn hoặc có các vấn đề về thận, những người đang sử dụng tân dược, thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng đều phải tham khảo ý kiến cũng như là các chỉ định của Bác sĩ

18 thoughts on “Thổ phục linh có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *