Sốt siêu vi có lây không và lây qua những đường nào?

Sốt siêu vi là bệnh trạng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như phổi, ruột, hệ hô hấp. Trong bài viết dưới đây là một số thông tin tổng quan về bệnh trạng mà người đọc có thể tham khảo và phòng tránh hiệu quả. Nếu quan tâm hãy theo dõi tiếp bài viết của DOM Healthcare nhé!

Sốt siêu vi là bệnh gì?

Sốt siêu vi còn được gọi sốt virus, đây là tình trạng xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus khác nhau. Thuộc loại bệnh cấp tính thường xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ do hệ miễn dịch kém.

Có nhiều vi rút gây ra bệnh sốt siêu vi, điển hình nhất phải kể tới: virus Rhinovirus, Enterovirus, Adenovirus, Coronavirus, Virus cúm,… Thông thường, tùy thuộc vào loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Nhưng có thể xuất hiện tình trạng nhiều loại virus khác nhau gây ra các biểu hiện bệnh giống nhau.

Sốt siêu vi xuất hiện nhiều trong thời điểm giao mùa, bởi thời gian này thời tiết thay đổi đột ngột khiến virus phát triển và gây bệnh. Bệnh trạng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi nếu không chăm sóc đúng cách, kịp thời có thể sẽ hình thành các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng của bệnh

Sốt

Biểu hiện phổ biến nhất là tình trạng sốt cao, nhiệt độ sẽ rơi vào khoảng 38 – 39 độ C. Thậm chí có trường hợp cao lên tới 40 – 41 độ C.

Đau đầu

Đau đầu cũng là tình trạng phổ biến của căn bệnh này. Người bị sốt thường có cảm giác quay cuồng, chao đảo, kèm theo những cơ đau nhức dữ dội ở đầu. Nếu là trẻ em thì mặc dù có đau đầu thì vẫn có thể tỉnh táo.

Với những người đang bị sốt siêu vi thì tai hay có xu hướng ngứa, chảy mủ,…

Viêm hô hấp

Ngoài đau đầu, sốt thì bệnh còn xuất hiện một số tình trạng bất thường về đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng, sổ mũi,….

#header-newsletter-signup

Nôn

Với trẻ em có thể sẽ xuất hiện tình trạng nôn nhiều lần và thường hay xảy ra sau khi ăn. Người lớn cũng có thể xuất hiện nôn mửa nhưng chủ yếu là do kích thích chất nhầy, viêm họng,…

Phát ban

Hay xuất hiện sau khi sốt khoảng 2 đến 3 ngày, khi bệnh đã phát thì có nghĩa là tình trạng sốt đã thuyên giảm.

Đau nhức

Với trẻ em thường hay quấy khóc, trẻ lớn hơn thì kêu đau khắp mình mẩy, và người lớn thỉnh thoảng có thể xuất hiện tình trạng này.

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng này sẽ xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh do virus ở đường tiêu hóa, nó thường xuất hiện sau vài ngày khi tình trạng sốt diễn ra. Biểu hiện tiêu chảy là phân nhày, có màu,….

Các phương pháp điều trị bệnh

Sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, nên phần lớn sẽ tập trung nhiều vào việc giảm nhẹ triệu chứng  và ngăn chặn những biến chứng có thể xuất hiện. Một số cách điều trị:

Hạ sốt

Những trẻ sốt > 38,5 độ thì chỉ hạ sốt đơn thuần. Ngoài ra kết hợp với lau mồ hôi, chườm ấm, mặc quần áo mỏng, lau người,..

Bù nước và điện giải

Phương pháp điều trị này giúp khắc phục tình trạng mất nước do mất cân bằng điện giải, sốt cao. Đồng thời nên ăn thêm cháo loãng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Phòng chống trường hợp bội nhiễm

Để tránh bội nhiễm cần phải vệ sinh thật sạch sẽ, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Dinh dưỡng

Ăn nhiều loại thức ăn dễ tiêu như cháo, hoặc đồ uống trái cây giàu chất dinh dưỡng

Vệ sinh 

Cần đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ, nhớ vệ sinh bằng nước ấm

Bệnh có thể lây qua bằng đường nào?

Nguyên nhân gây bệnh là do các chủng virus nên sốt siêu vi hoàn toàn có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Các con đường lây bệnh phổ biến gồm:

+ Hô hấp: Một số động tác hắt hơi, ho. Một số chủng virus hay lây qua đường này gồm: coronavirus và rhinovirus.

+ Tiêu hóa: Chúng có thể lây sang người bằng cách bám vào thực phẩm, đồ uống điển hình như norovirus hay enterovirus. Nếu không may dùng phải thực phẩm ô nhiễm như vậy có thể khiến bạn nhanh chóng bị sốt.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua người khi tiếp xúc với vật dụng ở chỗ công cộng như tay nắm cầu thang, tay vịn cửa,……

Đặc biệt, sốt siêu vi cũng có nguy cơ lây nhiễm qua:

  • Truyền máu
  • Đường tình dục
  • Mẹ sinh con

#header-newsletter-signup

Bố mẹ nên làm gì khi bé bị sốt siêu vi? Cách chăm sóc sức khỏe bé

Nếu trẻ không may bị sốt siêu vi thì bố mẹ cần ngay lập tức áp dụng cách phòng chống và chăm sóc như sau:

+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

+ Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, mặc quần áo dễ thấm mồ hồ. Đồng thời lấy khăn ấm, vắt ráo nước rồi  lau người cho trẻ đặc biệt vùng bẹn, nách.

+ Cho trẻ uống nhiều nước đồng thời bổ sung nước điện giải cho trẻ thay cho nước lọc.

+ Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, không ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài ra, hãy cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C để tăng thêm sức đề kháng.

+ Không cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị sốt siêu vi khi không có bội nhiễm bởi chất kháng sinh chỉ phát huy tác dụng với vi khuẩn còn virus thì không.

+ Cần theo dõi sát sao trẻ, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì hãy nhanh chóng cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sốt siêu vi khá đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết của DOM Healthcare sẽ giúp bạn đọc kịp thời phát hiện bệnh trạng đồng thời có thêm nhiều biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn thành công!

6 thoughts on “Sốt siêu vi có lây không và lây qua những đường nào?

  1. Pingback: Halothan là thuốc gì? Thuốc halothan có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *