Sâm cao ly là gì? Sâm cao ly có tác dụng gì?

Sâm cao ly là một loại dược liệu quý hiếm được mệnh là vua của các loại sâm có nguồn gốc từ Triều Tiên và là một loại dược phẩm có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ con người. Sâm cao ly có tác dụng chống oxy hoá, tăng cường sinh lực, ngăn ngừa ung thư, bồi bổ khí huyết, bồi bổ cơ thể,… Vậy sâm cao ly là gì? Sâm cao ly có tác dụng gì? Sâm cao ly ngâm rượu có tác dụng gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của sâm cao ly, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sâm cao ly là gì?

Sâm cao ly thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae, có tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey. Bên cạnh đó, sâm cao ly còn được gọi với nhiều tên gọi khác như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, viên sâm, nhân sâm,…

Hình ảnh sâm cao ly

Sâm cao ly có tác dụng gì?
Sâm cao ly có tác dụng gì?

Sâm cao ly là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 0.6m, với phần rễ phình to thành củ. Rễ sâm cao ly mọc thành củ dày đường kính 5 – 30mm, dài 5 – 25cm, màu vàng nhạt đến màu trắng kem, có hình dáng giống củ cà rốt và có nhiều rễ phụ.

Lá kép mọc vòng, gồm nhiều lá chét mọc thành hình tương tự như chân vịt. Lá chét có hình trứng, phần mép lá có răng cưa sâu với phần cuống lá dài. Số lượng lá chét và lá kép tăng theo tuổi thọ của cây, tuy nhiên một cây chỉ mọc tối đa 4 – 5 lá kép và mỗi lá kép có tối đa 6 lá chét nhưng thường là 5 lá.

Hoa thường mọc thành từng cụm hình tán và mọc ở đầu cành, hoa có màu xanh nhạt, có 5 cánh, 5 nhị và bầu hạ 2 núm.

Quả mọng hơi dẹt, có kích thước cỡ hạt đậu xanh, khi chín quả có màu đỏ tươi, mỗi quả có chứa 2 hạt. Hạt của cây nhân sâm ở năm thứ ba không tốt, khi cây được khoảng 4 – 5 tuổi thì có thể lấy hạt làm giống. Cây sâm cao ly thường bắt đầu ra hoa kết quả trái từ năm 3 tuổi trở đi, hoa thường xuất hiện vào mùa hè khoảng tháng 3 – 5, mùa quả kéo dài từ tháng 6 – 7.

Phân loại sâm cao ly

Có nhiều loại nhân sâm cao ly khác nhau, trong đó có 4 loại sâm cao ly phổ biến nhất:

Sâm cao ly khô

Loại sâm khô thường cứng chắc, có vị đắng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, loại này phù hợp với tất cả mọi người. Loại sâm nay được sử dụng bằng cách cắt thành lát mỏng để ngậm hoặc nhai trực tiếp. Ngoài ra, có thể được sấy khô sâm rồi nghiền thành bột mịn, pha với nước để uống.

Sâm cao ly tươi

Sâm tươi có mùi thơm nhẹ và màu nhạt trong rất đẹp mắt, sâm cao ly tươi có thể ăn sống, sắc nước, pha trà, nấu cháo, ngâm rượu hoặc nấu cùng với các loại món ăn khác, sâm cao ly tươi dùng được cho mọi lứa tuổi.

Sâm cao ly việt nam

Ở nước ta, sâm cao ly còn được còn được gọi là sâm đất – Một loại sâm có kích thước củ nhỏ, có màu hồng. Sâm đất Việt Nam thường được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chữa các chứng đi tiểu nhiều, ăn uống không tiêu.

Bổ sung các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe có thể giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư, các bệnh về xương khớp, các bệnh về thận hiệu quả. Trong đó, sâm cao ly được coi là “thần dược” với nhiều công dụng quý hiếm.

Sâm cao ly Hàn Quốc

Sâm cao ly Hàn Quốc khi ăn có mùi thơm đặc trưng, loại sâm này thường to và nặng hơn các loại sâm khác. Khi trọng lượng thu hoạch đủ lớn, sâm cao ly Hàn Quốc sẽ được chế biến thành hồng sâm (sấy khô nguyên củ). Nếu sâm không đủ điều kiện làm hồng sâm thì bị cắt bỏ rễ, gọt vỏ, phơi nắng, sấy khô rồi tẩm đường để chế biến thành bạch sâm.

Sâm cao ly triều Tiên – Sâm cao ly có tác dụng gì?

Triều Tiên chính là nơi xuất xứ đầu tiên của sâm cao ly, nơi đây loại sâm này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Loại sâm này  có thể phơi khô, nghiền thành bột, ăn sống hoặc ngâm rượu,… đều rất hiệu quả.

Thu hái, chế biến

Sâm cao ly được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 hàng năm và chỉ thu hoạch đối với những cây đủ 4 năm tuổi trở lên. Phần rễ củ sau khi thu hoạch về đem rửa sạch rồi loại bỏ phần rễ con, có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô nhưng sâm cao ly thường bào chế thành hồng sâm hoặc bạch sâm, cụ thể như:

Cách chế biến hồng sâm

Chỉ chọn những củ nhân sâm tươi to, có hình dáng đẹp và chất lượng tốt nhất mới được sử dụng. Củ được đem đi hấp để giảm đi lượng nước trong củ, tiếp đó tiến hành sấy khô khoảng 3 – 6 lần đến khi lượng nước còn < 14% là được.

Cách chế biến bạch sâm

Đối với những củ nhỏ không đủ điều kiện để chế biến hồng sâm thì sẽ đem chế biến thành bạch sâm bằng cách đem rửa sạch và cạo sạch lớp vỏ bên ngoài cùng với các rễ con. Tiếp đó đem phơi khô dược liệu dưới ánh nắng mặt trời và để cho ráo nước, sau đó chần qua nước sôi và cuối cùng tẩm đường rồi phơi hoặc sấy khô để làm bạch sâm.

Một số cách bào chế khác – Sâm cao ly có tác dụng gì?

Đem củ sâm cao ly rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong hộp kín, dùng dần và cần được bảo quản nơi khô ráo tránh mối mọt, ẩm mốc.

Rửa sạch củ, chần qua nước sôi, sau vài phút thì đem phơi nắng cho khô.

Tiếp đó, cắt củ sâm thành từng khúc, gừng tươi giã nhuyễn lấy nước. Tẩm sâm với nước gừng tươi khoảng 30 phút theo tỷ lệ 10:1 rồi sao trên lửa nhỏ cho khô là có thể sử dụng được.

Tác dụng dược lý – Sâm cao ly có tác dụng gì?

Trong đông y sâm cao ly có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc sâm cao ly được ghi nhận là có vị ngọt tính ôn và được quy vào 3 kinh phế, tỳ và tâm. Dược liệu sâm cao ly có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh tiểu đường, tim mạch, an thần, ngăn nôn mửa, đau dạ dày ruột, tim đập nhanh gây hồi hộp, ho hen,…

Trong y học hiện đại sâm cao ly có tác dụng gì?

  • Đối với hệ thần kinh trung ương: Các thành phần trong sâm cao ly làm tăng tính hưng phấn của vỏ não, làm tăng tính linh hoạt của hoạt động thần kinh và tăng cường quá trình ức chế. Đồng thời nếu có sự rối loạn giữa 2 quá trình này sẽ giúp phục hồi hệ thần kinh trở lại bình thường.
  • Đối với chức năng phản ứng của cơ thể: Trước sự tấn công từ các yếu tố gây hại thì vị thuốc này giúp nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể. Tác dụng này đã được chứng minh trong một số trường hợp như nhiễm độc phóng xạ, nhiễm độc rượu, nhiễm virus, stress tinh thần,…
  • Đối với tuyến yên và vỏ thượng thận: Thành phần Ginsenosides trong dược liệu có tác dụng chống kích thích, ức chế rõ rệt sự thay đổi trọng lượng của tuyến thượng thận, tuyến giáp, lá lách và tuyến ức trong quá trình phản ứng kích ứng này.
  • Đối với tuyến sinh dục: Vị thuốc sâm cao ly có thể kích thích tuyến yên phân biệt và tăng nhanh quá trình sinh trưởng giới tính.
  • Đối với quá trình trao đổi chất: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dược liệu này giúp tăng cường hô hấp tế bào, thúc đẩy quá trình phân hủy đường và tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng.
  • Đối với hệ tuần hoàn: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim. Ngoài ra, nó còn giúp giảm hoặc cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim do adrenaline và chloroform gây ra. Còn đối với mạch vành, mạch máu não hoặc đáy mắt, thì dược liệu này có tác dụng giãn mạch.
  • Công dụng khác: Giúp cải thiện thị lực, tăng khả năng thích ứng của thị giác khi không đủ ánh sáng, tăng cường chức năng thải độc gan, ức chế sự hoạt động và phát triển của tế bào ung thư,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ sâm cao ly

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – Sâm cao ly có tác dụng gì?

Lấy 16g sâm cao ly, 12g sơn thù du, 12g thiên môn đông, 16g kỷ tử, 8g cát lâm sâm cùng với 24g thục địa. Đem cát lâm sâm sắc riêng, còn các vị thuốc còn lại thì sắc cùng với nhau, sau đó trộn đều 2 loại thuốc sắc lại và uống trong ngày.

Chữa suy nhược cơ thể, cải thiện sức khoẻ

Lấy 12g sâm cao ly, 8g phụ tử chế, 8g mạch môn, 6g ngũ vị tử cùng với 6g nhục quế. Đem các dược liệu sắc cùng với 600ml nước, đun cho đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Chữa viêm phế quản mãn tính, hen phế quản

Lấy 4g sâm cao ly cùng với 12g hồ đào nhục, đem sắc lấy nước uống hết trong ngày, nên uống cùng với nước ấm.

Lấy 8g sâm cao ly, 8g ngũ vị tử, 8g tắc kè, 12g phụ tử, 16g hồ đào nhục và 20g thục địa. Đối với sâm cao ly thì đem sắc riêng, còn các vị còn lại thì sắc cùng với nhau, sau đó lấy 2 nước sắt trộn đều với nhau, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy

Lấy 4g sâm cao ly, 4g cam thảo, 12g bạch linh và 12g bạch truật, đem các dược liệu sắc cùng 300ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày và uống khi thuốc còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng sâm cao ly

  • Đối với người có cơ địa thực nhiệt, bị cảm mới thổ huyết, phụ nữ mang thai, đang cho con bú thì nên tránh sử dụng.
  • Đối với người có cơ địa nhạy cảm, cơ địa yếu chỉ nên sử dụng vào buổi sáng với liều lượng thấp khoảng 2 – 3g/ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ < 6 tuổi nên tránh sử dụng, riêng đối trẻ bị suy dinh dưỡng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để sử dụng đúng liều lượng phù hợp và an toàn.
  • Đối với những người bị huyết áp và bệnht iểu đường thì cần theo dõi, quan sát tình hình sức khoẻ sau khi sử dụng dược liệu sâm sao ly và vị thuốc này có tác dụng hạ hueyets áp và đường huyết rất nhanh.
  • Trong quá trình sử dụng sâm cao ly cần tránh ăn củ cải, ngũ linh chi, tạo giáp, lê lô.

5 thoughts on “Sâm cao ly là gì? Sâm cao ly có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *