Củ dòm là củ gì? Tác dụng của củ dòm trong chữa bệnh

Củ dòm hay còn được gọi là củ gà ấp và củ dòm là một trong những vụ thuốc quý được ghi tên vào sách đỏ. Củ dòm có tác dụng điều trị viêm khớp, đau nhức xương khớp, đau bụng, phong tê thấp, áp xe, ung nhọt cứng,… Vậy củ dòm là củ gì? Củ dòm có tác dụng gì? Cách ngâm rượu củ dòm? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của củ dòm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Củ dòm là củ gì?

Cây củ dòm thuộc họ tiết dê Menispermaceae, có tên khoa học là Stephania Tetrandra S Moore. Bên cạnh đó, cây củ dòm còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như củ gà ấp, phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, thạch tiềm thừ.

Hình ảnh củ dòm

Tác dụng của củ dòm
Tác dụng của củ dòm

Cây củ dòm thuộc dạng dây leo sống lâu năm, thân cây mềm mọc bò dưới đất có chiều dài khoảng 2 – 3m. Phần vỏ thân màu xanh xám nhạt và hơi đỏ ở phía gốc. Phần rễ củ to, nằm ngang, mọc thầm dưới mặt đất, hình dáng củ đa dạng. Củ dòm thon, dài hơn củ bình vôi, vỏ ngoài nhăn nheo. Khi cắt ngang, phần thân củ có màu vàng rõ rệt, thịt cứng rắn, ít xơ và đường kính củ có thể lên tới 6cm.

Các lá thường mọc so le nhau, có hình khiên, dài khoảng 4 – 6cm và rộng 4,5 – 6cm. Gốc lá hình tim, mép lá nguyên, đầu lá nhọn, hai mặt có lông tơ. Toàn bộ mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới có màu xám xám, phần gốc lá có 5 đường gân.

Hoa có nhỏ, thường mọc thành tán đơn lẻ, khác gốc, hoa cái có lá noãn, bao hoa nhỏ. Còn hoa đực thường có 4 lá đài, 4 cánh hoa và 4 nhị. Quả thuộc dạng quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, khi chín quả có màu đỏ mọng dài 0.8 – 0.9cm, hạt có 4 hàng gai cong nhọn và có lỗ ở giữa.

Cây thường ra hoa từ tháng 5 – 6 và ra bắt đầu ra quả từ tháng 7 – 9.

Khu vực phân bố, chế biến – Tác dụng của củ dòm

Củ dòm được xếp vào loại dược liệu tương đối quý hiếm và phân bố chủ yếu ở một số tỉnh thuộc phía Bắc nước ta như bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Nam, Hà Tây,… Cây củ dòm thường mọc trong quần thể rừng ẩm, núi đá vôi hoặc trên núi đất.

Ngoài ra, ở Trung Quốc củ dòm thường mọc hoang ở rừng cỏ rậm rạp thường xuất hiện ở các tỉnh Triết Giang, Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy,…

Củ gà ấp thường được thu hoạch vào thời điểm tháng 9 – 10, khi thu hoạch chú ý đào rễ thật kỹ để tránh làm tổn thương rễ. Dược liệu sau khi thu hoạch về đem cắt bỏ các rễ con hoặc có khi cạo bỏ lớp vỏ ngoài, cắt dọc và phơi khô, sau đó cắt lại thành từng đoạn dài khoảng 5 – 10cm và bảo quản sử dụng dần. Củ dòm được bào chế như sau:

  • Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa qua với rượu trắng rồi đem phơi khô.
  • Đem củ rửa sạch, ngâm qua nước một lúc rồi ủ mềm thấu, cắt thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô hoặc có thể rửa sạch, cắt mỏng rồi phơi khô và bảo quản dùng dần.

Tác dụng dược lý – Củ dòm có tác dụng gì?

Tác dụng của củ dòm trong đông y

Trong đông y, củ dòm có vị đắng, chát, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, tán ứ vì vậy được dân gian sử dụng làm dược liệu chữa đau đầu, đau bụng, đau lưng, chân tay nhức mỏi, sốt rét, ho, hen hoặc dùng giã nát với muối và gừng rồi đắp lên chỗ nhọt cứng, áp xe viêm hoặc sưng bắp chuối.

Ngoài ra, người dân địa phương còn cho gia súc ăn mỗi khi chúng chê cỏ, kén ăn.

Tác dụng của củ dòm trong y học cổ truyền

  • Qua nghiên cứu cho thấy trong củ dòm có chứa nhiều loại hoạt chất như magnoflorin, berbamine, alcaloid tetrandrine, cyclanolin, dimetyl tetradrine, fenchinoline,… Và đây là những hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Trong đó, hoạt chất L.tetrahydropalmatin được chiết xuất từ dược liệu có tác dụng điều trị đối với một số bệnh về rối loạn tâm thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, mất ngủ dai dẳng nguyên nhân do tâm thần, trạng thái tinh thần căng thẳng.
  • Tác dụng giảm đau, chống viêm
  • Ức chế trực khuẩn lị Shigella
  • Tác dụng lên hệ hô hấp và hệ thần kinh
  • Hỗ trợ giải nhiệt, chống dị ứng
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, giãn mạch vành, tăng lượng máu đến mạch vành, giảm lượng tiêu hao oxy ở tim và chống rối loạn nhịp tim.
  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tuyến nước bọt, loét hành tá tràng, sưng amidan, bệnh bạch đới, bệnh đường tiết niệu.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ dòm

Chữa khớp xương đau nhức, viêm khớp, viêm đa khớp

Lấy 10g củ dòm, 10g tầm sa, 12g uy linh tiên và 15g kê huyết đằng sắc lấy nước uống trong ngày.

Lấy 12g củ gà ấp, 12g bạch linh, 12g bạch truật, 12g sinh khương, 9g cam thảo, 6g ô đầu và 3g quế chi đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Lấy 15g củ dòm, 15g ý dĩ nhân, 9g mộc qua và 9g ngưu tất sắc lấy nước uống.

Chữa bí tiểu, phù thũng

Lấy 10g củ dòm, 10g bạch truật, 16g hoàng kỳ sống cùng với 5g cam thảo đã nướng sắc lấy nước uống.

One thought on “Củ dòm là củ gì? Tác dụng của củ dòm trong chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *