Công dụng tuyệt vời của sơn tra trong việc điều trị bệnh

Sơn tra (Crataegus cuneara Sied) được sử dụng để cống tiến như một bảo vật thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe con người. Đây còn là một thảo dược quan trọng trong những bài thuốc giảm cân dành cho các chị em phụ nữ nói riêng và người béo phì nói riêng. Loại cây quý này còn rất nhiều đặc điểm thú vị mà chúng ta chưa tìm hiểu. Ngay bây giờ đây, hãy cùng DOM Healthcare giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau bạn nhé!

Sơn tra – món quà quý của thiên nhiên thực ra là gì ?

Hay được các lương y dân gian gọi với cái trên khác là hồng quả, yên chi, sơn lý hồng. Đây là quả của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra được các bậc thầy thuốc săn tìm để điều chế ra các phương thuốc chữa bệnh.

Trong thiên nhiên thường có 2 chủng loại và thành phần hóa học của chúng được phân tích như sau:

Các chủng loại thường gặp

Bắc sơn tra: Chiều cao lên đến 6m, cây có gai và cành thường nhỏ. Lá của cây dài khoảng 5 – 10cm, tán rộng 4 – 7cm, mặt dưới có lông mịn. Quả của cây có hình cầu, đường kính khoảng 1 đến 1,5cm, quả màu đỏ thắm.

Cây nam sơn: cao 15m, tán lá thường dài 2 đến 6cm và có chiều rộng 1 – 4,5cm, mặt dưới lá lúc đầu có lông nhưng sau nhẵn. Quả của cây này thì có hình cầu, đường kính từ 1 đến 1,2cm, quả có màu vàng hay đỏ.

Thành phần hóa học của sơn tra

Thành phần hóa học có chứa các nguyên tố và hợp chất có lợi cho sức khỏe, chúng ta có thể kể đến như fructose, lipid, protein, vitamin C, B2, caroten; Ca, Acid citric, Acid caffeic, Acid crataegic, Acid oleanic, Cacbon hydrat, Protid, Calci, Ursolic, Cholin, Acetylcholin, Phytosterin, Phốt pho, Sắt,…Các thành phần này cũng đủ để cho thấy loại cây này hữu dụng đến mức như thế nào.

#header-newsletter-signup

Do bên trong chứa hàm lượng vitamin C, caroten và canxi khá dồi dào mà loại quả này rất tốt khi sử dụng cho phụ nữ có thai, người già, trẻ em. Ngoài ra còn có tác dụng giúp hạ huyết áp, lợi niệu, giảm nguy cơ mỡ máu, tăng khả năng kháng khuẩn, phòng chống u bướu, trợ tiêu hóa, trợ tim.

Bộ phận nào của sơn tra được sử dụng?

Để bào chế ra các loại thuốc người ta sử dụng quả của cây. Quả sơn tra có vị chua chát, khi thu hoach đem về, sau đó thái miếng mỏng, phơi hoặc có thể sấy khô dùng làm thuốc. Khi bảo quản, để tránh bị hỏng dược liệu thì nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc. Nếu được chế biến và giữ gìn đúng cách thì vị thuốc này sẽ còn giữ nguyên được chất dinh dưỡng khi dùng.

Công dụng chữa bệnh của sơn tra 

Quả sơn tra rất tốt cho cơ thể do có nhiều thành phần hóa học cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các bác sĩ Đông y và Tây y, sơn tra có những công dụng như sau:

Điều trị ứ kinh, hệ tiêu hóa, mỡ trong máu

  • Có tác dụng trị lở sơn.
  • Đặc biệt hơn nữa là giúp hoạt huyết, tiêu thực, tán ứ, hóa tích.
  • Trị chàm, lở loét.
  • Hóa thực tích, hiện vị, hành khí hết, khoan cách, huyết kết, tiêu khí tích.
  • Giúp hạ khí, tiêu nhục tích trệ, trị ợ chua.
  • Hành kết khí, hóa ẩm thực, tiêu ứ huyết.
  • Ngoài ra, cây còn trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, chứng tích trệ, trướng bụng, bụng đầy, sản phụ dịch ra không hết, dịch gây đau bụng.

Nâng cao sự hoạt động của hệ tiêu hóa

Trong những năm trở lại đây các nhà khoa học đã cho ra nghiên cứu tìm ra tác dụng dược lý chăm sóc sức khỏe. Đó là:

  • Sơn tra thúc đẩy làm cho dịch vị và dịch mật được tiết ra, gia tăng hoạt tính của men tiêu hóa (lipolytic enzyme, aytic enzyme…) Giúp điều tiết dẫn đến dạ dày và ruột co bóp của cơ trơn.
  • Công dụng ức chế một số vi khuẩn (trực khuẩn lị, bạch hầu, thương hàn,…) Hơn nữa, sơn tra hấp thụ các độc tố, giảm kích ứng thành ruột, giảm đau, chỉ lỵ, đi lỏng.

Sơn tra tốt cho tim mạch 

  • Sơn tra có công dụng hạ mỡ máu và  làm chậm quá trình tiến triển xơ vữa động mạch. 
  • Hạ huyết áp và làm giãn, gia tăng lưu lượng động mạch vành tim, nâng cao hoạt động của hệ tim mạch, phòng chống bệnh liên quan đến động mạch vành.

Cách dùng và liều lượng, sử dụng sơn tra kiêng kỵ thế nào?

Cách dùng: Dùng sơn tra một mình hoặc có thể kết hợp với các loại khác. Mỗi ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc. Liều dùng: Ngày uống 3 – 4 lần, uống trước bữa ăn, 20-30 giọt/lần giúp chữa các bệnh về tim mạch, giảm đau.

Lưu ý

Không nên sử dụng sơn tra trong các trường hợp sau đây: Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần của thuốc, người có tỳ vị hư, yếu, không có thực tích, cơ thể bị đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày.

#header-newsletter-signup

Những bài thuốc hiệu quả từ sơn tra

Cây dược liệu được sử dụng để sắc thuốc và dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng:

Chữa ăn uống không tiêu

  • Sơn tra đong 10g, chỉ thực 6g, trần bì 5g, hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc với nước, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa ghẻ lở, lở sơn

  • Dùng nước nấu với sơn tra mà tắm.

Trị sinh xong sản dịch không ra hết, bụng đau.

  • Sơn tra 90g, đem sắc kỹ với nước, cho ít đường, uống lúc đói.

Trị thịt tích, không tiêu

  • Sơn tra nhục 120g, dùng nước sắc kỹ, uống nước và cái.

Trị lipid máu cao:

  • Sơn tra, Mạch nha nấu cô đặc. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30g. mỗi liệu trình khoảng 14 ngày. 

Lời kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ của DOM Healthcare về sơn tra và các tác dụng chữa bệnh của nó. DOM Healthcare đang nghiên cứu thêm nhằm cho ra các công thức gia công các TPCN. Hãy ghé thăm DOM Healthcare của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa về các dược liệu tự nhiên. Cũng như quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP và cách chế biến chúng thành các phương thuốc nhé!

6 thoughts on “Công dụng tuyệt vời của sơn tra trong việc điều trị bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *