Cây tô mộc có tác dụng gì? Tô mộc chữa bệnh gì?

Tô mộc là vị thuốc có từ thân cây vang thường mọc hoang ở nhiều nơi, được sử dụng chủ yếu để làm thuốc xông nhà. Tuy nhiên, vị thuốc tô mộc còn có nhiều công dụng chữa bệnh mà nhiều người chưa biết đến như cầm máu, điều hoà kinh nguyệt, chấn thương do té ngã, đau bụng sau sinh, bệnh trĩ mới phát,… Vậy cây tô mộc là cây gì? Cây tô mộc chữa bệnh gì? Cây tô mộc có tác dụng gì? Để biết chi tiết về tác dụng của tô mộc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây tô mộc là cây gì?

Cây tô mộc có tên khoa học là Caesalpinia sappan L, thuộc họ vang Caesalpiniaceae và còn được gọi với nhiều tên gọi khác như vang nhuộm, gỗ vang, co vang, tô phượng,…

Hình ảnh cây tô mộc

Cây tô mộc có tác dụng gì?
Cây tô mộc có tác dụng gì?

Cây tô mộc nhỏ, thân có nhiều gai với chiều cao 5-7m. Cành non có lông mịn, về sau cành nhẵn có gai ngắn và các lỗ bì hình chấm màu trắng. Phần gỗ vang rắn, màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng.

Lá kép lông chim, mọc so le nhau gồm 9 cặp cuống lá phụ, mỗi lá có 12 cặp lá chét trở lên, các lá chét biến đổi thành gai hình nón, tròn ở đầu, hơi hẹp ở phía dưới, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông.

Hoa tô mộc mọc thành từng chùm dài ở đầu cành, hoa có màu vàng, bầu hoa được bao phủ bởi lớp lông màu xám. Cánh tràng hoa 5, cánh hoa mỏng, 4 cánh ngoài hình mắt chim, có móng ngắn, cánh trong có móng rộng và phiến trơn, có rãnh; nhị 10, chỉ nhị có lông.

Quả có hình trứng ngược, thuôn dài, rất cứng, dài 5-6 cm, rộng 3-4 cm, hình giống con dao bầu, có sừng nhọn ở đầu, bên trong quả có 3-4 hạt màu nâu. Cây thường ra hoa tháng 4-6 và quả vào tháng 7-9.

Mô tả dược liệu

Dược liệu tô mộc có hình trụ hoặc hình nửa trụ tròn hoặc là những thanh nhỏ. Mặt ngoài dược liệu có vết dao, vết cành, thường có vết nứt dọc. Mặt cắt ngang màu cam, các vòng năm màu nâu đen nổi rõ rệt và có các lỗ nhỏ. Tách phiến thuốc thành từng thớ gỗ, tuỷ có lỗ rõ, các thanh được cắt nhỏ có màu hồng đỏ. Có thể có những đốm sáng nhạt hơn hoặc đậm hơn. Gỗ vang có chất cứng, nặng, vị hơi se và không có mùi.

Phân bố, thu hái

Cây tô mộc thường mọc hoang khắp nơi ở nước ta, với khả năng chịu hạn tốt và ít sâu bệnh. Phân thân gỗ của cây được sử dụng làm thuốc nhuộm hoặc làm thuốc nhuộm. Chúng mọc ở khắp các vùng núi nước ta từ Tây Bắc, Việt Bắc cho đến tận Tây Nguyên. Cây ưa sáng, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm và những nơi thoát nước tốt.

Cây tô mộc được nhân giốngbằng cách trông cây con hoặc gieo hạt thẳng vào mùa xuân, cây không kén đất, dễ trồng, sống khoẻ.

Thân và cành cây tô mộc được dùng để làm thuốc chữa bệnh, đối với những cây trên 10 năm tuổi là có thể bắt đầu thu hoạch được. Dược liệu có thể được thu hái quanh năm, bằng cách chặt phần cây gỗ, gọt bỏ hết phần vỏ bên ngoài và phần lớn gỗ giác lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn khoảng 25cm, chẻ nhỏ, phơi khô và độ ẩm không được vượt quá 11%.

Tác dụng dược lý – Cây tô mộc có tác dụng gì?

Trong đông y cây tô mộc có tác dụng gì?

Theo đông y, gỗ vang có tác dụng vị ngọt, tính bình, không độc được quy vài 3 kinh can, tỳ và tâm. Vị thuốc tô mộc có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, giúp bổ máu cho phụ nữ sau sinh, giảm hoa mắt chóng mặt, chữa chảy máu tử cung, xuất huyết sau sinh, ức chế các vi khuẩn gây bệnh bạch cầu, ho gà, thương hàn, cúm, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đối với người mới mắc,…

Ở Trung Quốc, tô mộc được sử dụng để chữa các vết thương chảy máu, ứ huyết sau sinh, dùng làm thuốc giảm đau và thuốc chống viêm hoặc sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa đau bụng kinh.

Ở Ấn Độ, người ta thuòng sử dụng tô mộc dưới dạng thuốc sắc để chữa tiêu chảy, lỵ và một số bệnh ngoài da.

Trong y học hiện đại cây tô mộc có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, vị thuốc tô mộc có chứa các thành phần hoá học như tanin, chất sappanin C, chất brassilin C, axit galic và tinh dầu.

  • Vị thuốc tô mộc có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus, Shigella lỵ, Shigella flexneri, Shigella Matsunei, Bacillus subtilis,… Tác dụng kháng khuẩn của vị thuốc này không bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày.
  • Hoạt chất brasilein trong dược liệu còn có tác dụng kháng histamin và kéo dài tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận trên thỏ thực nghiệm.
  • Nước sắc từ vị thuốc tố mộc có khả năng phục hồi chức năng của tim ếch bị cô lập.
  • Tô mộc có khả năng làm giảm một số loại thuốc như chlorpromazine, quinin, neketamid, …

Ngoài ra một số nghiên cứu khác từ vị thuốc tô mộc như:

  • Hỗn hợp sterol được phân lập từ lõi gỗ vang có hoạt tính kháng bổ thể.
  • Dựa trên thử nghiệm trên chuột cho thấy hoạt chất Brazillin có đặc tính chống viêm
  • Thử nghiệm trên chuột cho thấy dược liệu có tác dụng gây co bóp tử cung và kháng nội tiết sinh dục.
  • Thử nghiệm trên chuột cho thấy tô mộc kháng histamine và kháng lại độc tính của rắn.
  • Tác dụng tăng co bóp tim ếch cô lập và tác dụng co mạch nhẹ.
  • Protosappanin A có tác dụng an thần yếu.
  • Các thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh tiểu đường cho thấy loại thảo dược này có tác động tích cực như cải thiện tình trạng suy giảm thị lực ở người mắc bệnh,…

Những bài thuốc cữa bệnh từ tô mộc

Chữa chứng tụ máu do chấn thương và té ngã

Lấy 15g tô mộc, 10g huyết kiệt, 10g một dược, 10g nhũ hương, 10g đồng tự nhiên, 4g chế phàn mộc miết và 0.4g xạ hương. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 3 – 4g uống cùng với rượu.

Chữa bệnh trĩ mới khởi phát

Lấy 30g tô mộc, 20g hoàng bá, 20g ngũ bội tử, 20g sa sàng và 10g binh lang. Hoặc lấy 30g tô mộc, 20g ngũ bội tử, 20g hoàng đằng và 10g hoàng liên. Đem các dược liệu đun sôi cùng với khoảng 2 lít nước đun trong 15 – 20 phút. Sau đó để nước nguội bớt, cứ mỗi lần đi đại tiện thì lấy nước thuốc rửa sạch giang môn và ngâm trong 15 phút, năm nghỉ 15 phút thì hoạt động lại bình thường.

Chữa giảm đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt

Lấy 6g tô mộc, 6g xuyên khung, 6g hồng hoa, 8g ngũ linh chi, 8g hương phụ, 10g đào nhân, 10g ngưu tất, 10g xích thược, 10g quy vĩ, 15g sinh địa và 1,5g hổ phách. Đem các dược liệu nghiền thành bột mịn, rồi cho thêm chút nước vo thành viên hoàn có kích thước cõ hạt ngô, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống khoảng 10 viên và uống cùng với nước ấm. nên sử dụng trươc chu kỳ kinh nguyệt 7 – 10 ngày để giảm đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt.

Hoặc lấy 10g tô mộc, 10g đương quy, 10g sơn tra, 8g ngũ linh chi, 6g hổ phách và 3g hồng hoa. Đem các nguyên liệu nấu cùng với 600ml nước trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, mỗi ngày uống 3 lần.

Nếu 12g gỗ vang nấu cùng với 200ml nước đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng, chia làm 3 lần uống hết trong ngày trước chu ký kinh nguyệt để cải thiện tình trạng kinh bế, huyết trệ.

6 thoughts on “Cây tô mộc có tác dụng gì? Tô mộc chữa bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *