Cây thiên ma có tác dụng gì? Tác dụng của củ thiên ma trong chữa bệnh

Cây thiên ma là một loại dược liệu quý nhưng cũng được coi là một trong những loài thực vật kỳ lạ vì chúng không có chất diệp lục. Bên cạnh đó, loại dược liệu này lại khá nổi tiếng với các công dụng tốt cho sức khoẻ như hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, đẩy mạnh lưu thông máu đến não, đồng thời chữa suy nhược, chóng mặt, đau thần kinh, đau nhức xương khớp,… Vậy cây thiêm ma là cây gì? Cây thiên ma có tác dụng gì? Củ thiên ma chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của củ thiên ma, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cây thiên ma là cây gì?

Cây thiên ma được biết đến với tên khoa học là Rhizoma Gastrodiae, thuộc họ lan Orchidaceae. Bên cạnh đó, cây thiên ma còn được gọi với nhiều tên gọi khác như minh thiên ma, thần thảo, xích tiễn, chân tiên thảo, hợp ly thiên ma,…

Hình ảnh cây thiên ma

Củ thiên ma có tác dụng gì
Củ thiên ma có tác dụng gì

Cây thiên ma có thân rễ hình bầu dục hoặc dạng thanh mảnh, hơi cong queo hoặc quăn lại, củ dài 3 – 15cm, rộng 1.5 – 6cm và dày 0.5 – 2cm.

Mặt ngoài dược liệu có màu trắng, hơi vàng đến nâu hơi vàng, có nhiều vân nhăn dọc và nhiều vân tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng và đôi khi có thể nhìn thấy rõ các cuống noãn màu nâu.

Phần trên đỉnh có chồi hình mỏ vẹt, màu nâu đỏ đến nâu sẫm còn phía dưới phần thân rễ có một vết sẹo tròn. Chất cứng như sừng, khó bẻ gãy, bề mặt gãy tương đối bằng phẳng, có màu trắng hơi vàng đến màu nâu nâu, khi ăn thử sẽ thấy có mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Toàn thân cây thiên ma có màu vàng, mọc thẳng đứng và có chùm hoa vươn nhọn như hình mũi tên nên được gọi kà xích tiễn. Cây không có lá cũng không có rễ và toàn thân không có chất diệp lục. Cây không thể tiến hành quang hợp và cũng không có cách nào hấp thu nước, các chất dinh dưỡng từ lòng đất. Mặc dù vậy, nhưng cây thiên ma vẫn có hoa, quả và hạt để duy trì nòi giống.

Cây không có lá cũng không có rễ, vậy cây sinh trưởng bằng cách nào?

Thật ra, trong một số khu rừng thường sẽ có một loại nấm đặc biệt được gọi là “nấm mật vòng” vì chúng có mũ màu vàng như mật ong và cuống có đốt vòng. Loài nấm này chui vào các lỗ hỏng, ngõ ngách của các loài thực vật khác để hút chất dinh dưỡng, vì vậy nấm này cũng chui vào thân ngầm của cây thiên ma. Tuy nhiên, trong tế bào của cây thiên ma lại có một loại men đặc biệt có khả năng phân huỷ nấm mật vòng và biến chúng thành chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, nhờ vào đó mà cây thiên ma có thể phát triển mà không cần tới lá và rễ. Nếu quan sát kỹ cây thiên ma, trên các đốt thân ngầm của cây có những mảnh vày nhỏ và đó chính là vết tích của lá đã bị thoái hoá.

Khi về già, chức năng sinh lý của cây thiên ma đã yếu và cũng vì vậy mà trong tế bào không còn loại nấm men đặc biệt để phân huỷ nấm, thì từ đó cây thiên ma chính thức là thức ăn của nấm mật vòng, giữa nấm và cây thiên ma có mối quan hệ cộng sinh hai chiều.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây thiên ma mọc nhiều ở các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

Ở nước ta, cây thiên ma được phân bố nhiều ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hoà Bình,… Và đến ngày nay, với nhu cầu khai thác dược liệu thì cây thiên ma còn được trồng trong các hộ gia đình hoặc các trung tâm dược liệu để làm thuốc.

Người ta thường sử dụng phần củ để làm thuốc chữa bệnh. Cây thiên ma được trồng trong các trang trại thường có thể khai thác 2 lần trong năm. Thời điểm vào xuân là khoảng tháng 4 – 5 cho sản lượng cao gọi là “xuân ma”, vào thời điểm tháng 9 – 10 cho sản lượng kém nhưng chất lượng tốt hơn được gọi là “đông ma”.

Phẩn củ sau khi thu hái về rửa sạch, lột bỏ vỏ rồi luộc, nướng hoặc hầm chín, tiếp đó cắt dược liệu thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng hoặc sấy đến khi dược liệu khô hoàn toàn. Ngoài ra,dược liệu có thể dùng nấu thành cao thiên ma hoặc bào chế dạng bột mịn đẻ sử dụng tuỳ vào mục đích khác nhau. Dược liệu khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh nơi ẩm mốc, mối mọt, côn trùng gây ảnh hưởng đến dược liệu cũng như dược tính của nó.

Tác dụng dược lý – Cây thiên ma có tác dụng gì?

Trong đông y cây thiên ma có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc thiên ma có vị ngọt, nên được quy vào kinh can. Vị thuốc thiên ma có tác dụng chữa động kinh, uốn ván, đau đầu, chóng mặt, đau nhức do phong thấp, chân tay tê liệt, ngủ không ngon, khô họng, đắng miệng, ù tai, xơ cứng động mạch cơ tim,…

Ở Trung Quốc, vị thuốc thiên ma thường được sử dụng để điều trị động kinh, đau đầu, chóng mặt, đau dây thần kinh, đau khớp, huyết áp cao và các bệnh lý về thần kinh khác.

Hơn nữa, cây thiên ma còn được xếp vào một trong các vị thuốc thuộc hàng thường phẩm vì nó có tác dụng trẻ hoá, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ, không độc hại vì vậy có thể sử dụng được lâu dài.

Trong y học hiện đại củ thiên ma có tác dụng gì?

Trong cây thiên ma có chứa alcohol, alkaloid, vitamin A, Gastrodin, gastrodioside, vanillin, vannillyl,… Tuy nhiên trong các nghiên cứu gần đây cho thấy Gastrodin là thành phần có hiệu lực chủ yếu và đã chế nhân tạo được.

Cải thiện trí nhớ

Dựa trên nghiên cứu ở chuột lão hoá cho thấy các dược chất trong cây thiên ma có hoạt tính chống oxy hóa và có thể cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, nó cũng có tác dụng trì hoãn sự lão hóa của cơ thể con người liên quan đến các gốc tự do và tăng hoạt động của các chất chống oxy hóa như glutathione peroxidase và superoxide dismutase.

Chống khối u – Cây thiên ma có tác dụng gì?

Dược liệu thiên ma có khả năng tác động đến sự phân bố chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh tế bào, hoạt hoá hệ thống caspase để gây quá trình chết rụng các tế bào khối u.

Bảo vệ thần kinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong dược liệu có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với mô não xung quanh tổn thương do thiếu máu cục bộ sau đột quỵ và đồng thời giúp tăng cường dinh dưỡng cho thần kinh và trí não.

Hệ thống tim mạch – Cây thiên ma có tác dụng gì? 

Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng vị thuốc thiên ma có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.

Ngoài ra, nó làm giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol, do đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD), xơ vữa động mạch.

Tác dụng miễn dịch học

RGP-1a và RGP-1b trong dược liệu có khả năng làm tăng hoạt động thực bào của các đại thực bào, IgA, IgG.

Hơn nữa, các polysaccharid trong dược liệu tăng  IL-2, TNF-α, IFN-γ, IgA, IgM và IgG có hoạt động điều hoà miễn dịch.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ thiên ma

Chữa đau khớp, tê bại – Cây thiên ma có tác dụng gì?

Lấy thiên ma, tỳ giải, đỗ trọng, ngưu tất, sinh địa, đương quy, phụ tử mỗi loại dược liệu 12g cùng với 16g huyền sâm. Đem các dược liệu nghiền thành bột mịn, trộn với mật vo thành viên hoàn, uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 8g.

Hoặc có thể lấy 12g thiên ma, 4g bọ cạp, 12g ngưu tất cùng với 6g nhũ hương đêm nghiền thành bột, trộn hồ rồi luyện thành viên hoàn hoặc có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc.

Chữa uốn ván – Cây thiên ma có tác dụng gì? 

Lấy thiên ma, khương hoạt, phòng phong, phụ tử chế cùng với nam tinh chế với liều lượng bằng nhau đem nghiền thành bột mịn. Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần uống 4 – 8g hoặc có thể hoà thuốc bột với rượu trắng hoặc nước đun sôi để nguội.

Chữa chứng đau đầu

Lấy 12g thiên ma, 12g bạch truật, 12g bán hạ, 8g quất hồng cùng với 4g cam thảo, đem các dược liệu sắc kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.

Hoặc có thể lấy 20g thiên ma cùng với 6g xuyên khung nghiền thành bột mịn, luyện thành viên hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g, ngày uống 3 lần.

Những lưu ý khi sử dụng cây thiên ma

  • Người mẫn cảm với bát kỳ thành phần nào trong thiên ma tuyệt đối không sử dụng
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không được dùng cây thiên ma
  • Người mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, bị thiếu đạm, mới phẫu thuật cấy ghép thận tuyệt đối không dùng thiên ma
  • Củ thiên ma có thể tương tác với một số loại thuốc làm giảm tác dụng của dược liệu như Atorvastatin, thuốc gây ngộ độc gan như Methyldopa, Phenytoin, Erythromycin,… Các chế phẩm chuyển hoá qua gan như Tramadol, Amitriptyline, Ondansetron, Codein, Fentanyl,…

3 thoughts on “Cây thiên ma có tác dụng gì? Tác dụng của củ thiên ma trong chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *