Cây sang có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ sây sang

Cây sang hay còn được gọi là cây sảng, là loại cây xanh mang nhiều ấn tượng bởi cây ra quả rồi mới ra hoa. Đây là loại hạt gác bếp của người H.Mông, người dân nơi đây tin rằng hạt sang có công dụng chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính. Ngoài ra, vỏ cây sang còn được sử dụng để chữa mụn nhọt, sưng tấy, giúp giảm đau, giúp nhanh lành vết bỏng,… Vậy cây sang là cây gì? Cây sang có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây sang, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây sang là cây gì?

Cây sang thuộc họ trôm Sterculiaceae có tên khoa học là Sterculia lanceolata Cay. Ngoài ra, cây sang còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây sảng, sảng lá kiếm, sang sé, trôm thon, quả thang,…

Hình ảnh cây sang:

Cây sang có tác dụng gì?
Cây sang có tác dụng gì?

Cây sang là loại cây thân gỗ sống lâu năm thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt cây sang thường có khả năng sinh trường và phát triển tốt trên các khu vực sườn đồi vùng trung du.

Cây sang có chiều cao trung bình khoảng 3-10m, thân phân nhiều cành mảnh, hình trụ, cành non có lông, cành già nhẵn, có màu xám và có rãnh dọc.

Lá cây mọc so le nhau, có hình ngọn giáo hoặc hình bầu dục, dài 9 – 20cm, rộng 3.5 – 8cm. Cây thuộc loài lá đơn, mép lá nguyên, mặt dưới lá có lông sao, lá có 5-7 gân đôi, lá kèm nhọn.

Hoa sảng mọc thành chùm ở kẽ lá, chùm hoa mảnh, có nhiều lông mềm hình sao, mỗi nhánh hoa nhỏ có 1-5 bông. Cây có lá bắc hình dải, ngắn, dễ rụng, đài hình chuông, mỗi hoa cao 5-7mm. Hoa đực có cuống bộ nhị không có lông, bao phấn xếp 2 dãy, còn hoa cái có bầu nhiều lông hình cầu. Hoa sảng thường nở vào tháng 4 – 7 hàng năm.

Quả sang thuộc dạng quả kép gồm 4 – 5 đại xếp thành hình sao, quả tươi theo mùa từ tháng 8-10, màu đỏ, có lông dài 5-8cm. Khi chín quả đại mở, bên trong nhẵn bóng, có 4-7 hạt, màu đen, hình trứng dẹt kích thước mỗi hạt to 9x12mm có thể ăn được. Cây sang rụng lá rất ít, đặc biệt quả khi nở có màu đỏ rực, bung xòe trông rất đẹp mắt.

Quả sảng khi chín có thể tự mở ra để lộ các hạt đen những chưa rụng xuống đất ngay, vì vậy hạt thường bị một số loài chim đến ăn. Tuy nhiên, ở dưới gốc cây vẫn có những cây con mọc từ hạt và cây cũng có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị đốn hạ.

Khi hạt sang còn non sẽ có màu trắng, khi về già hạt sẽ chuyển sang màu đen, hạt sang khi rang ăn rất bùi, dẻo và thơm, hoặc khi ăn hạt tươi có vị ngọt.

Khu vực phân bố, thu hái

Cây sang thường phát triển tốt và phổ biến ở những khu vực rừng thứ sinh, ven rừng ẩm hoặc ở các quần hệ rừng non. Cây phân bố rải rác khắp miền núi dưới 600m từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang đến Ninh Thuận, Hòa Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế,…Cây sảng cũng được trồng ở Nam Trung Quốc và Lào.

Cây sang là loài cây ưa sáng, ưa đất ẩm và phát triển tốt ở vùng khí hậu phía Bắc. Vì ưa bóng râm và dễ sinh trưởng nên cây này còn được trồng để lấy bóng mát và làm cảnh trong một số gia đình. Cây thường rụng lá hàng năm vào mùa đông, vào mùa xuân lá non sẽ đâm chồi, sau đó là ra hoa và quả và cuối mùa hè.

Cây sang thường được người dân địa phương trồng làm cây cảnh hoặc cây che bóng mát. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy, mang lại cuộc sống ấm no, phú quý, vì vậy cây được gọi là cây sang, cây mang ý nghĩa là sự giàu có, thịnh vượng.

Người ta thường dùng phần lá, vỏ cây và hạt cây sang được thu hái về dùng làm thuốc chữa bệnh.

Thành phần hóa học – Cây sang có tác dụng gì?

Dược liệu cây sang đến nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ nhưng nhìn chung vỏ cây sang có chứa tannin, chất nhầy.

Cây sang có tác dụng gì?

Cây sang là một loại thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở dạng tươi hoặc khô. Trong các tài liệu y học cổ truyền có ghi lại rằng vỏ cây sang được dùng để chữa sưng tấy và mụn nhọt. Thuốc này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để thuốc hiệu quả tốt.

Ở một số vùng ở Quảng Tây thuộc Trung Quốc, lá thuốc nam này còn được dùng để chữa bệnh bạch đới nhiều, lâm trọc. Ở vùng Vân Nam – Trung Quốc, Vị thuốc nam này còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt giúp giải độc, mát gan. Ngoài ra, hạt của cây sang cũng được dùng để ăn vì có hương vị thơm ngon.

Ngoài công dụng chính là chữa bệnh thì loài cây này còn cho hoa và quả có màu sắc rực rỡ và còn có thể trồng làm cảnh. Không những vậy, trong cuộc sống người ta còn dùng vỏ thân cây sang để làm giấy và túi xách.

Hạt sang có tác dụng gì? Người dân tộc H.Mông thường sử dụng hạt sang như một dược liệu để điều trị các bệnh về dạ dày và đại tràng (đồng thời các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được những công dụng này), chẳng hạn như:

Bệnh dạ dày:

  • Nhanh chóng làm lành các vết loét trên thành niêm mạc, có khả năng bảo vệ và tái tạo vết niêm mạc dạ dày.
  • Điều trị dứt điểm các chứng đầy bụng, khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mãn tính.
  • Tiêu diệt viên khuẩn HP – Đây là vi khuẩn gây ra các chứng bệnh về dạ dày như loét thành dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và thậm chí là gây ung thư dạ dày).
  • Điều trị hành tá tràng, hang vị dạ dày.
  • Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh đại tràng:

  • Điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  • Điều trị xuất huyết đại tràng.
  • Điều trị đi ngoài phân lỏng, tiêu hóa kém.
  • Làm liền nhanh chóng các vết loét đại tràng, thúc đẩy quá trình tái tạo lớp niêm mạc mới.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây sang

Chữa bỏng da – Cây sang có tác dụng gì?

Lấy một lượng dược liệu tương ứng với vùng da bị bỏng, rồi đem rửa sạch với nước, giã nát, vắt lấy nước rồi trộn với mỡ tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Giảm đau do chấn thương

Lấy vỏ cây sảng tươi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, đem giã nát cùng với 1 thìa muối, cùng với một ít nước nóng, chắt lấy nước bôi lên vùng dạ bị sưng đau do chấn thương. Áp dụng tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy giảm đau hiệu quả.

Chữa mụn nhọt sưng tấy – Cây sang có tác dụng gì?

Lấy khoảng 20 – 30g vỏ cây sang đem rửa sạch, giã cùng với muối, rồi đắp trực tiếp lên vết thương, dùng bang gạc cố định lại.

Những lưu ý khi sử dụng cây sang

  • Những người bị vết thương hở, viêm da có mủ không nên dùng vị thuốc cây sang để bôi hoặc đắp trực tiếp lên da. Vì phương pháp này chỉ đáp ứng với các tổn thương đau nhức và không chữa lành vết loét.
  • Nếu tùy tiện sử dụng vị thuốc cây sảng sẽ gây nhiễm trùng và dễ dẫn đến hoại tử.
  • Không bao giờ được dùng vỏ cây để điều chế dạng thuốc uống.
  • Cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp nào được báo cáo về những tác dụng phụ của cây sảng, vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng liệu pháp điều trị bằng vị thuốc này.

8 thoughts on “Cây sang có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ sây sang

  1. Pingback: Quả bồ hòn có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ quả bồ hòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *