Cây nguyệt quế có tác dụng gì? Cây nguyệt quế có mấy loại?

Cây nguyệt quế là loại cây không chỉ mang vẻ đẹp giản dị với hương thoem dễ chịu mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Không những vậy, lá cây nguyệt quế là một loại gia vị nấu phở, cà ri, khử mùi, giúp món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn. Vậy cây nguyệt quế là cây gì? Cây nguyệt quế có tác dụng gì? Cây nguyệt quế trị bệnh gì? Cây nguyệt quế có mấy loại? Để biết chi tiết hơn về công dụng cây nguyệt quế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây nguyệt quế là cây gì?

Cây nguyệt quế thuộc họ long não Lauraceae có tên khoa học là Laurus nobilis L. Bên cạnh đó, cây nguyệt quế còn được gọi với nhiều tên gọi khác như nguyệt quất, nguyệt quới, cửu lý hương,…

Hình ảnh cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có tác dụng gì?
Cây nguyệt quế có tác dụng gì?

Cây nguyệt quế là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên với chiều cao có thể lên tới 8m, tuy nhiên nếu trồng làm cảnh thì chiều cao của cây chỉ vài mét. Khi còn non thân cây có màu xanh nhưng khi về già sẽ chuyển sang màu màu sẫm, thân cây nhẵn bóng khiến nhiều người hay lầm tưởng với cây bưởi mỡ.

Lá nguyệt quế mọc theo thân thuôn dài, đan xen vào nhau, lá nhẵn với đầu nhọn. Lá nguyệt quế có mùi hương rất dễ chịu vừa giúp làm dịu thần kinh vừa giúp thư giãn đầu óc. Do đó, cây nguyệt quế vừa được trồng trong nhà để làm cảnh vừa mang lại công dụng tốt cho sức khoẻ.

Hoa nguyệt quế nở thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 8 hoa, mỗi hoa có 5 đài, đài hoa màu xanh, cánh hoa màu trắng và hơi cong về phía sau. Mỗi bông hoa có 10 nhị, một bầu nhụy hình cầu ở trên cùng, hoa thường nở sau mỗi cơn mưa và thường vào cuối đông hoặc đầu xuân.

Quả nguyệt quế có hình oval, quả khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu đỏ hoặc cam khi chín, quả nhiều thịt, mọng nước, mỗi quả có 1 – 2 hạt.

Cây nguyệt quế có mấy loại?

Cây nguyệt quế lá lớn

Loại này có lá to, khá giống với cây thưa nên thường được dùng cho loại bonsai lớn. Cây nguyệt quế lá lớn là loại cây ưa sống ở đất phù sa, có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên vào mùa mưa cây chịu ngập úng rất kém, nếu ngập lâu cây có thể bị héo hoặc chết.

Cây nguyệt quế lá nhỏ

Loại này có lá nhỏ và kích thước nhỏ, loại nguyệt quế lá nhỏ đang rất được ưa chuộng vì có kích thước vừa phải. Đặc biệt, loại cây này thường rất nhiều hoa với hương thơm rất thanh khiết, loại cây này được xem là nguyệt quế quý và có giá trị cao nhất trong các loại nguyệt quế có mặt tại Việt Nam.

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn

Đối với cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn là loại cây chỉ có chiều cao khoảng chứng 40cm. Sở dĩ chúng được gọi như vậy là bởi vì lá của nó bé, thân xoắn lại như một sợi dây vô cùng khác lạ, độc đáo, hiếm gặp và có bộ rễ rất đẹp, đẹp hơn cả cây nguyệt quế lá nhỏ, loại cây này tuy nhỏ giá trị của nó rất cao, được nhiều người săn lùng.

Khu vực phân bố, thu hái – Cây nguyệt quế có tác dụng gì? 

Cây nguyệt quế thường được phân bố chủ yếu ở các nước châu Á vì chúng dễ thích nghi với môi trường có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây nguyệt quế thường mọc ở các khu rừng nhiệt đới có độ ẩm cao, những thung lũng, các con suối, con kênh, khu vực đồi núi nhưng chủ yếu là miền Bắc và Trung Bộ.

Người ta thường sử dụng phần lá và quả để làm thuốc chữa bệnh. Lá được thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm và quả được thu hái vào tháng 8 – 9 hàng năm, dược liệu sau khi thu hái về đem phơi khô. Lá nguyệt quế phơi khô bảo quản dùng dần hoặc có thể chế biến thành tinh dầu hoặc nghiền thành bột mịn.

Thành phần hoá học

Hạt nguyệt quế có chứa hàm lượng tinh dầu lớn chiếm đến 30%.

Trong quả và lá có chứa nhiều tinh dầu như pinen, cineol, geraniol.

Ngoài ra, trong cây nguyệt quế còn chứa acid caffeic, quercetin, catechin, dưỡng chất thực vật parthnolide.

Cây nguyệt quế có tác dụng gì?

Trong đông y, cây nguyệt quế có vị cay, chát, tính hàn được dân gian sử dụng lâu đời để điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là điều trị viêm phế quản, cúm và hỗ trợ điều trị tiêu hoá. Lá dùng làm gia vị, hạt ép dầu dùng trong công nghiệp, quả có tác dụng điều kinh, chữa bạch đới, tiêu chảy và phù thũng. Bên cạnh đó, trong y học hiện đại cây nguyệt quế có tác dụng như sau:

Giảm lo lắng và mệt mỏi – Cây nguyệt quế có tác dụng gì? 

Tinh dầu lá nguyệt quế có chứa axit pantothenic, niacin, pyridoxine, riboflavin – Đây là những thành phần chuyên tổng hợp các enzyme giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Khi xông hoặc ngửi tinh dầu nguyệt quế sẽ giúp cảm giác thư giãn, dễ chịu, giảm stress, đầu óc đỡ mệt mỏi.

Nhiều người thường đốt lá nguyệt quế trong nhà để lấy mùi thơm và làm thuốc an thần. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ngửi thấy mùi hương nguyệt quế nhìn chung đều có tinh thần thoải mái, vui vẻ và có xu hướng cởi mở hơn trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, Hiệp Hội Điều Dưỡng Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa nguyệt quế vào sử dụng trong liệu pháp giảm căng thẳng trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân.

Tốt cho hô hấp

Lá nguyệt quế là một chất kích thích hô hấp giúp loại bỏ chấ nhầy và chất nhờn ra khỏi phổi. Cách tốt nhất để làm điều này là xông hơi với lá tươi, khô hoặc với tinh dầu nguyệt quế. Ngoài ra, cũng có thể xoa tinh dầu lá nguyệt quế lên ngực khi bị dị ứng và hen suyễn.

Trị gàu – Cây nguyệt quế có tác dụng gì? 

Sử dụng tinh dầu lá nguyệt quế và thêm vài giọt vào dầu gội hàng ngày để ngăn ngừa gàu hoặc trộn dầu nguyệt quế với dầu jojoba ấm massage da đầu và ủ trong 15 – 60 phút để trị gàu.

Bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, dùng ít nhất 5g bột lá nguyệt quế tươi tức là tương đương 3g lá khô, sử dụng mỗi ngày có thể làm giảm hàm lượng glucose trong cơ thể. Điều này giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả và đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2.

Để phòng và trị bệnh tiểu đường, thì chỉ cần lấy 3g lá nguyệt quế khô nghiền thành bột rồi uống cùng với nước ấm. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ thấy lượng đường trong máu giảm đi đáng kể, hơn nữa bạn có thể kết hợp với việc uống nước dứa ép để tăng công dụng điều trị bệnh tiểu đường.

Tiêu hóa

Từ Địa Trung Hải đến Đông Á, lá nguyệt quế được cho là có đặc tính chữa bệnh và làm ấm. Vì vậy, tinh dầu nguyệt quế được sử dụng trong nấu ăn hoặc xoa lên bụng để kích thích tiết dịch tiêu hóa, men và mật.

Tốt cho tim mạch

Theo Organic Facts, hoạt chất axit caffeic trong lá nguyệt quế có tác dụng tăng cường thành mạch ở tim và loại bỏ cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, kết hợp với cách chế biến, món cá hồi bọc lá nguyệt quế rất tốt cho tim mạch.

Chống viêm – Cây nguyệt quế có tác dụng gì? 

Dựa vào một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy tinh dầu nguyệt quế có đặc tính giảm đau, kháng viêm tương đương với các loại thuốc chống viêm như morphin. Để giảm đau, chỉ cần bôi tinh dầu lá nguyệt quế lên khớp và bổ sung vào các bửa ăn thường xuyên.

Nhiễm trùng đường tiết niệu – Cây nguyệt quế có tác dụng gì? 

Uống bột lá nguyệt quế kết hợp với sữa là một phương thuốc cổ xưa để điều trị viêm đường tiết niệu. Lá nguyệt quế được ví như một loại thảo dược toàn năng và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, ngay cả Việt Nam cũng rất dễ dàng mua dược liệu này.

Giúp chăm sóc, nuôi dưỡng da, thanh tẩy cơ thể

Lấy lá nguyệt quế khô rồi nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thuỷ tinh sử dụng dần. mỗi ngày, lấy 2 thìa bột quế bột vào trong tấm vải sạch, buộc kín lại rồi cho vào chậu nước tắm.

4 thoughts on “Cây nguyệt quế có tác dụng gì? Cây nguyệt quế có mấy loại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *