Cây huyết dụ chữa bệnh gì?

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền công dụng của cây huyết dụ trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Hiện nay, nhờ y học hiện đại, huyết dụ được chứng minh  tác dụng cho từng bệnh. Vậy cây huyết dụ chữa bệnh gì? bài thuốc từ cây huyết dụ hay những lưu ý khi sử dụng là gì? Đọc bài viết này của DOM Healthcare để có câu trả lời. 

1.Mô tả cây huyết dụ

Cây huyết dụ còn được gọi là long huyết, phát dụ, huyết dụ lá đỏ, phất dũ, thiết thụ. Tên Thái là cỏ trướng lậu, người Tày gọi là chổng đeng, tên Dao là quyền diên ái. Huyết dụ có tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jack).

Mô tả cây long huyết
Mô tả cây long huyết

Thuộc dạng cây nhỏ với chiều cao khoảng 2m, thân cây thẳng và rất ít phân nhánh, trên thân có nhiều đốt sẹo. Lá thường mọc tập trung trên ngọn với hình dáng lưỡi liềm. Lá dài từ 20 – 50 cm, độ rộng là 5 – 10 cm, hai mặt của lá màu đỏ tía. Phần cuống lá dài có bẹ và rãnh trên mặt. Hoa mọc theo cụm chùm dài 30 – 40 cm. 

Khu vực phân bố cây huyết dụ 

Ở Việt Nam, huyết dụ được trồng nhiều khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam. Với hình dáng khá đẹp, dễ trồng, đặc điểm cây huyết dụ màu sắc đỏ nên cây được trồng ở nhiều gia đình để làm thuốc chữa bệnh và làm cảnh. 

Bộ phận dùng của cây huyết dụ 

Lá là bộ phận được sử dụng làm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Huyết dụ có 2 loại: một là mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới tím, một loại mặt trên và dưới đều màu đỏ tím. Theo kinh nghiệm của nhiều người loại huyết dụ có 2 mặt lá đều màu đỏ tím có hiệu quả cao hơn trong phòng chữa bệnh. 

Khu vực phân bố của cây
Khu vực phân bố của cây

Thành phần hóa học trong cây huyết dụ 

Đặc điểm cây huyết dụ có tính bình, vị ngọt, giúp cầm máu, tán máu, định thống, mát huyết, tán máu ứ. Trong lá cây có các thành phần:

2. Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ 

Y học hiện đại đã chứng minh, tác dụng của cây huyết dụ giúp hỗ trợ và điều trị các bệnh: 

  • Bệnh trĩ
  • Xích bạch đới
  • Phong thấp, đau nhức xương
  • Rong kinh
  • Ho ra máu
  • Chảy máu cam
  • Kiết lỵ
  • Tiểu ra máu
  • Bệnh lậu
  • Băng huyết
  • Sốt xuất huyết
Tác dụng của cây long huyết
Tác dụng của cây long huyết

3. Cách dùng huyết hỗ trợ điều trị bệnh 

Là loại thảo dược được chứng minh hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp trong cuộc sống. Với cách dùng, liều lượng khác nhau. 

Tác dụng của cây huyết dụ tốt cho bệnh ho ra máu

Sử dụng 20g lá huyết dụ khô, củ bách hợp 10g, thài lái tía 10g, trắc bách diệp sao vàng 10g. Đem sắc hỗn hợp với 700ml nước, ngày uống 3 lần rất tốt cho bệnh nhân ho ra máu. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát có thể giúp giảm nhanh tình trạng bệnh. 

Lá huyết dụ giúp giảm tình trạng rong kinh, băng huyết 

Lấy 20g huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài hoa mướp, 8g rễ cỏ gừng. Hỗn hợp đem thái nhỏ rồi sắc với 300g nước, uống ngày 2 lần để có hiệu quả tốt nhất. Dân gian lưu truyền loại dược liệu huyết dụ rất tốt cho người bị rong kinh, băng huyết. Giúp cải thiện sức khỏe trong các ngày hành kinh. 

Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cỏ gừng, 10g đài hoa mướp, 10g rễ cỏ tranh. Thái nhỏ các nguyên liệu trên, rồi sắc với 300ml nước, cô đặc còn 100ml. Uống thuốc trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Cách dùng lá huyết dụ cho người chảy máu cam

Cách trồng cây huyết dụ rất dễ dàng, bởi vậy mỗi gia đình nên có một vào cây, vừa để làm cảnh vừa có thể sử dụng khi bị chảy máu cam. Cách dùng, lấy 20g lá huyết dụ khô, 10g cỏ nhọ nồi, đem sắc với 700ml nước uống mỗi ngày 2 lần. Các hoạt chất có trong huyết dụ giúp hạn chế tình trạng chảy máu cam, tăng sức đề kháng. 

Huyết dụ tốt cho người đại tiện ra máu

Cách dùng: lấy lá huyết dụ 20g, khổ sâm 10g, cỏ nhọ nồi 15g, rau má khô 15g đem sắc với 700ml nước chia uống 2 lần trong ngày sẽ mau chóng giảm tình trạng bệnh. Tác dụng của cây huyết dụ chỉ đạt được khi người dùng sử dụng đúng liều lượng, cách thức. 

Cách dùng huyết dụ cho người bệnh trĩ 

Cây huyết dụ cũng là thảo dược hỗ trợ điều trị trĩ nội, trĩ ngoại. Khi được kết hợp với lá khổ sâm, cây cối xay cùng nhiều dược liệu khác sẽ đem tới tác dụng vừa đủ giúp người bệnh trĩ thoát khỏi những cơn đau do trĩ gây ra. Thêm nữa, loại dược liệu này cũng vô cùng an toàn, không có tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày.
Huyết dụ cho người sốt xuất huyết 

Sử dụng 20g huyết dụ tươi, 20g trắc bá sao đen, 20g cỏ nhọ nồi, đem hỗn hợp sắc thành 1 thang thuốc uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Huyết dụ có tác dụng giảm các triệu chứng khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát. 

4. Lưu ý khi sử dụng lá huyết dụ 

  • Thận trọng khi sử dụng lá huyết dụ cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người già
  • Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng 
  • Việc sử dụng lá huyết dụ ở một số bệnh sẽ là hỗ trợ điều trị. 

Cây huyết dụ hiện đang được sử dụng làm thành phần của một số loại thực phẩm chức năng. Với tính an toàn, hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Và DOM Healthcare là đơn vị gia công thực phẩm chức năng đưa cây huyết dụ vào trong các sản phẩm của mình. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại giúp các loại thực phẩm chức năng đạt công dụng cao nhất.

3 thoughts on “Cây huyết dụ chữa bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *