Bệnh Parkinson là gì? Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson được liệt kê vào danh sách những bệnh thần kinh. Nam giới trên 50 tuổi chính là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người mắc bệnh Parkinson gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí có thể gây ra trầm cảm. Để hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Dom Healthcare tìm hiểu chi tiết nhé!

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson hay còn được gọi là bệnh liệt rung phản ánh phản ánh sự suy thoái của hệ thần kinh. Là loại bệnh thoái hóa mạn tiến triển thường gặp ở người cao tuổi từ 50 đến 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra khi tế bào não bị thoái hóa làm mất khả năng kiểm soát vận động của cơ bắp, khiến cho người bệnh cử động chân chậm, tay chân bị run, đi lại khó khăn.

Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là gì?

Khi bệnh tiến triển kéo dài và nặng dần theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh từ đó làm thiếu hụt dopamine.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện khả năng sinh hoạt, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân cụ thể gây bệnh Parkinson là từ đâu. Nhưng các nhà khoa học phát hiện ra hàm lượng dopamine trong cơ thể bệnh nhân bị giảm đi đáng kể. Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng truyền tín hiệu giữa các sợi dây thần kinh não và giữ vai trò phối hợp, cử động các động tác của cơ thể. Tuy nhiên, chúng tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não.

Khi các tế bào não bị thoái hóa hoặc mất đi khả năng sản sinh dopamine sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt từ đó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình vậ động.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể do một số yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Ở người già, hàm lượng dopamine thường có xu hướng giảm
  • Di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh Parkinson thì khả năng bản thân mắc bệnh Parkinson rất cao.
  • Môi trường: Những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc diệt cỬ thuốc trừ sâu thường có nguy cơ mắc bẹnh cao hơn người bình thường.
  • Chấn thương sọ não: Nếu người bệnh có tiền sử chấn thương sọ não cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số triệu chứng bệnh thường gặp

  • Thay đổi tính cách: Do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, nhìn nhận, hành động và phản ứng với tình huống. Nên dù tính cách có bất kỳ thay đổi nào thì đây là nguyên nhân sớm của bệnh.
  • Run: là triệu chứng rất hay gặp, run chậm thường bắt đầu chủ yếu ở đầu chi, ở tay hoặc chân. Thông thường chỉ xuất hiện một bên, sau một thời gian dài sẽ lan ra cả hai bên. Trường hợp nặng sẽ run cả môi, cằm, lưỡi. Triệu chứng này thường biểu hiện rõ khi đang nghỉ ngơi và giảm khi vận động chủ ý. Triệu chứng này trái ngược triệu chứng run run của bệnh tiểu não hoặc chứng run vô căn. Khi đó nếu người bệnh cố gắng dùng tay để làm một việc gì đó thì triệu chứng run sẽ tăng lên rõ rệt. Vậy nên, 15% người bệnh mắc bệnh Parkinson trong suốt quá trình mắc bệnh không bị run.
  • Giảm cảm giác về mùi: Bệnh thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người ở giai đoạn đầu. Làm cho người bệnh không có khả năng phân biệt mùi thực phẩm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến tình trạng này ngày càng nặng.
  • Phối hợp các hoạt động chậm chạp: Đây chính là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Ở giai đoạn đầu. Bệnh có những biểu hiện khi bất kỳ thay đổi tư thế như cài khuy, buộc dây giày, quay người, quay đầu,… Được làm với tốc độ chậm và không rõ ràng.
  • Cứng đơ các cơ bắp: Cơ bắp bị căng cứng thường xuyên làm giảm khả năng vận động làm người bệnh vận động khó khăn hơn.
  • Gặp các vấn đề về đường ruột: Có những biểu hiện như táo bón, các vấn đề phổ biến về tiêu hóa, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Sưng vai: Tình trạng này sẽ kéo dài kể cả khi có sự can thiệp của y tế
  • Mệt mỏi: Là biểu hiện thường xuyên kèm với những biểu hiện sớm của bệnh Parkinson sẽ là nguy cơ cao.
  • Còn có một số thay đổi khác trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như thay đổi giong nói, chữ viết, tính khí thất thường.
  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện dễ dàng gặp phải như gặp vấn đế về di chuyển, rối loạn giấc ngủ, run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, liệt cơ mặt, mất sự cân bằng, ngất xỉu, giảm điều tiết vận động, rối loạn giữ thăng bằng,…

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần và thể chất của người bệnh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng như giảm vận động, suy dinh dưỡng, rối loạn cảm giác, khó nuốt, trầm cảm, táo bón,…

Hiện nay vẫn chưa có thống kê nào cụ thể cho thấy người mắc bệnh Parkinson sống được bao lâu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người bệnh tử vong do các biến chứng khác mà bệnh Parkinson gây ra như khó nuốt làm cơ thể bị suy kiệt, mất cân bằng dẫn tới té ngã,… Tuổi thọ của người mắc bệnh Parkinson phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và độ tuổi

Bệnh Parkinson có chữa khỏi được không?

Hiện nay, y học có nhiều các chữa bệnh Parkinson nhưng vẫn chưa có biện pháp nào có thể điἵ trị dứt điểm bệnh này. Mục tiêu điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng người bệnh thay vì lo lắng về tình trạng bệnh khiến tinh thần bị suy sụp thì người bệnh nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với các biện pháp hỗ trợ giảm run. Do vậy, nên hiệu quả chữa bệnh ngày càng được tăng cao.

Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Để điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất bằng cách dùng thuốc và phối hợp dùng thuốc đúng chỉ định với các biện pháp khác như luyện tập thể dục thể thao, chế độ ăn phù hợp, vật lý trị liệu, giải pháp hỗ trợ chắc các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên,…

Tuy nhiên, với một số người không còn đáp ứng với thuốc điều trị khi đó bắt buộc phải điều trị bằng biện pháp phẫu thuật như phương pháp phẫu thuật não sâu.

Thuốc điều trị

Việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh Parkinson là điều bắt buộc. Người bệnh tuyệt đối tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ không tự thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc.

Hiện nay có 6 nhóm thuốc chữa bệnh Parkinson được nhắc tới:

Các thuốc có chứa tính chất của dopmin (hay Levo-dopa): madopar là thuốc thường gặp trong nhóm này và là loại thuốc quan trọng nhất. Thuốc này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh dopamin.

Nếu dùng khoảng 3 – 5 năm thường bắt đầu có hiện tượng nhiễu thuốc do đó phải bắt buộc tăng liều lượng thuốc.

Bên cạnh đó, khoảng 90% bệnh nhân trẻ và khoảng 50% người già mắc bệnh khi có hiện tượng bất thình lình đang cử động hoạt động bình thường thì cứng đơ không cử động được nữa, có thể kéo dài vài tiếng sau đó hoạt động lại bình thường. Trường hợp này giống như bật tất công tắc điện.

  • Chất chủ vận dopamin: Có khả năng kích thích và bắt chước các thụ thể dopamin, đồng thời làm tăng hiệu quả dopamin trong não. Một số loại thuốc như Prami-pexole, Bromo-criptine, Ropi-nirole.
  • Chất ức chế enzym monoamine oxidase (MAO – B): Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế MAO – B nhằm ngăn chặn sự phân hủy của Levo – dopa trong não. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn đầu hoặc được dùng kết hợp với các loại thuốc khác ở giai đoạn sau.
  • Chất ức chế COMT: Thuốc có tác dụng tăng hoạt tính và kéo dài thời gian bán hủy của dopamin.
  • Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này giúp cải thiện sự mất cân bằng giữa acetyl-choline và Dopa-mine có tác dụng rất hiệu quả trong quá trình điều trị run.
  • Aman-tadine: Là một tác nhân có tác dụng kháng virus có cơ chế hoat động không rõ ràng. Có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động của bệnh

Bệnh có những biểu hiện ở mỗi người khác nhau. Do đó, thuốc sẽ có cách dùng khác nhau cho tấy cả các trường hợp. Vì vậy, việc khám bệnh định kỳ ở các bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh liều lượng dùng phù hợp nhất.

Phương pháp phẫu thuật chữa bệnh

Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, khi đó bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định cho bệnh nhân.

Phẫu thuật

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến là kích thích não sâu và mở đồi thị. Hiện nay đã có nhiều sự cải tiến trong cả 2 phương pháp. Tuy nhiên, các phương pháp trên vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro nên các bác sĩ còn cân nhắc khi đưa ra chỉ định này đối với người bệnh.

Vật lý trị liệu

Với bệnh Parkinson, các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt hay điện chẩn cũng có phần hỗ trợ tăng khả năng vận động, giúp cơ bắp linh hoạt hơn, giảm các triệu chứng co cứng cơ, run tay chân.

Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, bệnh Parkinson được điều trị bằng cách cấy ghép tế bào gốc nhằm thay thế tế bào sản sinh dopamin đã chết. Các tế bào gốc này được lấy từ da của người mắc bệnh Parkinson và trải qua quá trình biến đổi để tạo ra các tế bào thần kinh khá mạnh.

Phương pháp này hiện nay cho thấy có thể cải thiện ở một số người bệnh nhưng có trường hợp thay đổi không nhiều. Vậy nên, vẫn cần nghiên cứu thêm nhiều phương pháp khác có hiệu quả hơn để hoàn thiện hơn trước khi chính thức áp dụng rộng rãi trên người mắc bệnh.

Làm thế nào để phòng bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tai biến. Do đó, việc phòng ngừa bệnh rất cần thiết nhằm giúp cơ thể khá mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên chúng ta cần:

  • Tắm năng thường xuyên giúp bổ sung vitamin D, bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia, hầu hết những người mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ vitamin D trong cơ thể rất thấp.
  • Uống cà phê hợp lý có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh Parkinson và đồng thời có tác dụng phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe
  • Nên uống trà xanh hàng ngày bởi nước trà xanh có tác dụng ngăn không cho độc tố xâm nhập vào não giết chết các tế bào thần kinh.
  • Tránh xa môi trường độc hại đặc biệt là thuốc trừ sâu
  • Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là những loại hoa quả giàu flavonoid.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh tật

22 thoughts on “Bệnh Parkinson là gì? Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

  1. Pingback: Cinnarizin là thuốc gì? Thuốc cinnarizin có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *