Bệnh chốc mép là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Nhiều độc giả của DOM Healthcare còn rất mơ hồ về những thông tin liên quan đến căn bệnh chốc mép – một bệnh lý da liễu mà trẻ em rất hay gặp phải. Việc có được những hiểu biết cơ bản về bệnh lý này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể chăm sóc cho con trẻ nhà mình một cách cẩn thận hơn. Nếu cha mẹ nào chưa hiểu rõ về bệnh chốc mép thì hãy cùng tìm hiểu kỹ qua thông tin bài viết sau!

Chốc mép là gì? Theo các chuyên gia định nghĩa, chốc mép là một căn bệnh da liễu có biểu hiện là những mụn rộp xuất hiện trên mặt và thậm chí là những khu vực khác như tay hoặc chân. Đặc biệt, tại những khu vực như quanh miệng, mũi thường sẽ bị nặng nhất.

Những vết mụn rộp có màu vàng mật ong và đóng vảy. Chúng có thể gây những tổn thương đến da mặt, khiến da mặt mất thẩm mỹ. Trong quá trình bị bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc. 

Nguyên nhân gây bệnh

Thông tin từ các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính gây nên bệnh chốc mép là do virus. Trong đó, nhóm virus Herpes là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, các loại vi khuẩn và nấm khác như nấm men candida albicans cũng có thể gây ra bệnh nhưng tỉ lệ thấp hơn.

Những loại virus gây bệnh này thường xuất hiện ở rất nhiều nơi. Khi sức đề kháng của cơ thể không đảm bảo ngăn chặn được những loại virus này, chúng sẽ tấn công và gây bệnh cho con người.

Bệnh chốc mép có lây không và lây như thế nào?

Bệnh chốc mép có lây không là câu hỏi của nhiều người. Và câu trả lời là bệnh này có khả năng lây truyền từ người mắc sang người khỏe mạnh. 

Cơ chế lây bệnh là virus sẽ xâm nhập từ người bệnh sang người khỏe thông qua việc trực tiếp tiếp xúc với những vết mụn rộp tổn thương của người bệnh. Hoặc lây qua việc tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, đồ dùng nhiễm bệnh của người mắc như giường chiếu, quần áo, đồ chơi…

Những đối tượng dễ mắc bệnh là ai?

Theo nhiều nghiên cứu và tổng hợp, những đối tượng có nguy cơ thường dễ mắc bệnh chốc mép bao gồm:

  • Những bệnh nhi có độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi.
  • Những người tiếp xúc với người bệnh như học sinh trong trường học, khu vui chơi giải trí.
  • Những người lớn có sức đề kháng thấp do mắc các bệnh nền như bệnh đái tháo đường, hệ miễn dịch suy giảm.

Cách phòng ngừa bệnh chốc mép

Để có thể phòng ngừa bệnh chốc mép cần phải giữ vệ sinh thật tốt cơ thể. Đặc biệt. là những khu vực da bị tổn thương do các vết cắn của côn trùng, vết cắt hoặc trầy xước trong quá trình sinh hoạt. Khi đã bị bệnh chốc mép, bản thân người bệnh và người thân cần phải thực hiện những biện pháp sau:

  • Sử dụng xà bông loãng hoặc nước muối sinh lý rửa sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Nên rửa dưới vòi nước chảy nhẹ. Sau đó, dùng băng gạc y tế băng kín lại vết thương.
  • Hàng ngày cần tiến hành giặt giũ riêng quần áo, vật dụng cá nhân của người bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với những người khác, tránh để virus lây lan.
  • Khi thực hiện bôi thuốc cho người bệnh lên những vết mụn rộp, cần dùng găng tay y tế. Sau đó, vứt bỏ gang tay và rửa sạch sẽ tay với nước xà phòng.
  • Nên hạn chế để người bệnh tiếp xúc với những người khác. Đặc biệt, là khi trẻ em mắc bệnh thì nên cách ly trẻ tại nhà, không nên cho đi học tránh làm lây lan bệnh sang các trẻ khác tại trường.
  • Nên cắt móng tay của trẻ cẩn thận để tránh trẻ ngứa ngáy gãi vào vết mụn, khiến mụn bị vỡ và lây lan virus, làm bệnh nặng hơn.

Các bài thuốc chữa bệnh 

Thông thường, để chữa bệnh, bác sĩ sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh một cách cẩn thận để tránh lây lan. Nếu chốc mép do virus thì sẽ khỏi sau khoảng 1 hoặc 2 tuần.

Một số những phương pháp chữa bệnh chốc mép hiệu quả đối với nhiều người bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc có khả năng kháng virus ở dạng thuốc mỡ hoặc kem để trực tiếp bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng thuốc kháng nấm nếu như nguyên nhân gây bệnh là do các loại nấm.
  • Dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để bôi lên vùng da bị mụn. Những loại dầu này có tính sát khuẩn và hỗ trợ làm lành vết thương khá hiệu quả.
  • Dùng dưa leo thái mỏng và đắp lên vùng da tổn thương. Các hoạt chất có trong dưa leo sẽ làm dịu da và diệt khuẩn gây bệnh khá tốt.
  • Sủ dụng gel nha đam làm cho các vết viêm nhiễm, lở loét được thông thoáng và nhanh lành.
  • Sử dụng mật ong và chuối chín bằng biện pháp bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vùng bị lở loét. Kết hợp với việc ăn mật ong và chuối để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp vết thương nhanh lành.
  • Sử dụng nước muối loãng thường xuyên rửa sạch vết lở.

Lời kết

DOM Healthcare vừa chia sẻ với các bậc phụ huynh một số những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh chốc mép. Trong tình hình tiết trời đang thay đổi từ nóng sang lạnh như hiện nay, nguy cơ mắc bệnh của trẻ là rất cao. Các bậc phụ huynh hãy chú ý để có sự chăm sóc, phòng ngừa tốt nhất cho con em mình.

2 thoughts on “Bệnh chốc mép là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *